Tại sao Google Reviews quan trọng cho tiệm của anh chị?
Các bài đánh giá của Google cực kỳ quan trọng — 82% khách hàng đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi ghé thăm một cửa hàng trong khu vực họ sinh sống. Trong số đó, có đến 88% khách hàng tin tưởng các bài đánh giá trực tuyến cũng giống như các giới thiệu của bạn bè và người thân. Nếu điểm review cao, tiệm của các anh chị sẽ có thêm nhiều khách hàng. Tuy nhiên nếu điểm thấp hơn 4 sau thì trên 47% khách hàng sẽ không sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của của hàng đó.
10 Cách thức để tăng điểm Google Reviews dành cho các tiệm nails
Google Reviews thường không chỉ là yếu tố thu hút khách hàng tiềm năng, mà chúng còn đóng vai trò quan trọng trong thuật toán tìm kiếm của các công cụ trực tuyến như Google. Hãy cùng xem 10 cách thức dưới đây để có đánh giá tốt và tăng điểm trên Google Reviews.
1. Đề nghị trực tiếp với khách hàng
Cách đơn giản nhất để có thêm một Google Review là hãy đề nghị trực tiếp. Đây thường là cách tốt nhất để anh chị yêu cầu một khách đang hài lòng dịch vụ của mình thực hiện một đánh giá. Ngay cả khi anh chị đang nói điện thoại với một khách hàng hài lòng, nhớ yêu cầu họ viết đánh giá. Đơn giản đúng không! Hãy đề nghị nó trong bất kỳ tình huống nào mà anh chị biết khách hài lòng. Nên tập nó như một thói quen khi làm việc cho mình và huấn luyện cho thợ, nhân viên lễ tân cùng thực hiện.
2. Gửi tin nhắn SMS
Anh chị nên gửi tin nhắn cho khách để hỏi họ có hài lòng về bộ tay hoặc chân mà họ làm hôm nay không trong tầm 30 đến 60 phút sau khi họ rời khỏi tiệm. Nếu khách trả lời có, hãy gửi cho họ đường link để lên Google làm review. Hãy làm theo hướng dẫn này để tạo cho mình một review link nếu anh chị quen với thiết lập tài khoản online. Nếu không tự làm, hãy gọi cho công ty đang chạy quảng cáo cho các anh chị. Một đường link đúng khi click vào nó sẽ hiện ra trang reviews như hình sau đây:

3. Đưa link của Google Reviews lên các tài liệu in ấn và website để tăng điểm Google Reviews
Khi có link của Google Reviews, anh chị nên in nó trên tất cả các tài liệu. Nó có thể được in sau lưng name-card, hoặc đưa nó vào trang trước hoặc sau brochure, in thêm trên bill tính tiền, thậm chí in nó trên những món quà mà anh chị dùng để tặng cho khách. Để dễ dàng cho khách, hãy chuyển đường link thành QR code. Khách sẽ vào link đó bằng cách quét QR code với camera trên phone của họ.
Anh chị cũng cần đưa review link lên website của mình để tạo thêm cơ hội nhận được review của khách hàng. Nếu anh chị không tự làm được, hãy đưa ra yêu cầu để công ty thiết kế web hay công ty Marketing làm thay.
4. Sử dụng một phần mềm hỗ trợ quản lý reviews
Gửi từng tin nhắn một cũng sẽ tốn nhiều thời gian và đôi lúc không nhớ để làm, nhất khi tiệm có nhiều khách. Trường hợp anh chị không thể tự làm việc đó, các phần quản lý khách hàng chuyên dụng cho tiệm nails như Go Check In có thể làm tự động cho mình. Một số phần mềm khác cũng dùng để quản lý review nhưng không làm chuyên cho nails mà các anh chị có thể tham khảo tại đây.
Go Check In sẽ yêu cầu khách hàng check-in bằng điện thoại, gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng sau đó trong đó có hỏi khách có hài lòng và đề nghị vào link để viết review nếu họ trả lời có. Phần mềm này cũng hỗ trợ tách riêng những khách hàng không hài lòng và thông báo cho chủ tiệm để liên lạc với khách xử lý những vấn đề làm họ không hài lòng. Đây là một thủ thuật khá thú vị để tăng điểm Google Reviews!
5. Theo đuổi yêu cầu đánh giá nhiều lần
Một khách hàng có cảm tình với tiệm nhưng chưa đánh giá dù anh chị đã gửi tin nhắn hay đã đề nghị trực tiếp, không có nghĩa là khách này không bao giờ làm review. Hãy nhắc lại khách hàng khi có điều kiện. Kinh nghiệm cho thấy tiếp cận hai bước luôn có kết quả phản hồi cao hơn chỉ một bước. Tức là, hãy gửi tiếp một tin nhắn thứ hai có cùng nội dung cách tin nhắn trước 5 đến 7 ngày để nhắc lại. Việc liên lạc liên tục giúp nhắc nhở tiệm của anh chị trong tâm trí khách hàng, tạo thêm cơ hội họ quay lại tiệm.
6. Phản hồi chuyên nghiệp với người đánh giá
Hãy luôn luôn dành thời gian để trả lời các reviews của khách hàng, cả good và bad reviews. Nếu khách hàng đánh giá tốt, hãy cảm ơn. Nếu họ đánh giá xấu, hãy làm theo mục 7 dưới đây. Chính sách của Google cũng khuyến khích doanh nghiệp phản hồi lại các đánh giá của khách hàng.
7. Giữ bình tĩnh khi nhận đánh giá xấu
Rồi một hôm anh chị có một đánh giá xấu trên Google, đừng bào chữa, đừng tấn công lại, chỉ cần giữ bình tĩnh và trả lời một cách lịch sự và chuyên nghiệp, điều đó có thể chuyển một đánh giá xấu thành một đánh giá không quá tệ. Việc này không chỉ phản hồi với người đánh giá mà còn cho những khách hàng khác khi vào đọc review sẽ thấy được cách xử lý chuyên nghiệp của tiệm, họ sẽ có nhiều đồng cảm với tiệm hơn cho dù điểm thấp.
“Tiệm thành công nhất trong hệ thống của chúng tôi là tiệm đã xử lý tốt nhất về online reviews. Partner của tôi, anh ấy rất quan tâm đến các đánh giá của khách hàng cả tốt lẫn xấu. Với các bad reviews tôi thường thấy anh ấy theo đến cùng. Anh ấy thậm chí làm việc này trong những chuyến vacation của công ty.”
Anh Thái Trần, chủ hệ thống Nails Of America và Milano Nail Spa
8. Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Bản chất của online review là đánh giá của khách hàng sau quá trình tiếp xúc và sử dụng dịch vụ của tiệm. Thông thường, chỉ khi khách hàng rất thích hoặc rất ghét, họ sẽ có động cơ để lên online phát biểu các đánh giá của mình. Nếu tiệm có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, anh chị sẽ phát hiện ra ngay các cảm xúc tiêu cực của khách hàng để kịp thời hóa giải nó.
9. Có chút lợi ích cho khách hàng
Anh chị quý thời giờ của mình, khách hàng cũng vậy. Vì thế hãy chắc chắn anh chị đang cho khách hàng mình một lý do để họ viết đánh giá. Đôi chút lợi ích đó có thể là phiếu giảm giá, thẻ quà tặng mua cà phê hoăc mua hàng trực tuyến.
Một số khách hàng của chúng tôi đề nghị khách reviews sau đó chụp hình gửi SMS lại cho tiệm, họ sẽ nhận được phiếu giảm giá dịch vụ lần sau hoặc Starbucks gift card. Nó rất hiệu quả. Lưu ý rằng, quà tặng cho khách nhớ để viết review khác với việc mua review giả. Đó là một vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh và có thể gây ra vấn đề với danh tiếng của tiệm.
10. Có chút khích lệ cho thợ
Cuối cùng, nhưng cũng không kém quan trọng, thợ là người liên quan đến hầu hết các reviews của tiệm. Chúng ta thường quan tâm đến tay nghề và chất lượng của thợ mà quên đi họ có thể làm nhiều thứ khác. Trong trường hợp này họ là người thích hợp để nói với khách lên Google review cho tiệm. Anh chị nên có một vài khích lệ khi một thợ được nêu tên trong một đánh giá 5 sao hoặc chính họ đã làm cho khách đó.
BH – Fastboy Marketing
Xem thêm loạt bài “Marketing bỏ túi dành cho tiệm Nails”:
- 11 Ý tưởng Marketing hay dành cho tiệm nails
- 10 Thủ thuật để tăng điểm Google Reviews dành cho các tiệm nails
- Top 6 lý do Khách chọn tiệm Nails, Chủ và Thợ có nghĩ vậy không?
- Top 5 ý tưởng khuyến mãi giúp build khách cho tiệm nails
- 7 lưu ý để thu hút khách khi khai trương tiệm nails
- Kéo khách quay lại tiệm nails bằng dữ liệu khách hàng
- Top 4 ý tưởng Marketing kéo khách quay lại tiệm nails sau dịch COVID-19
- Top 4 ý tưởng Marketing kéo khách quay lại tiệm nails sau dịch COVID-19 (Kỳ 2)
- Top 3 ý tưởng quảng cáo tiệm nails tăng gắn kết với khách hàng
- 3 loại khuyến mãi tiệm nails không nên bỏ qua
- 8 “chiêu” marketing giáng sinh cho tiệm nails
- Những việc marketing cần làm khi mua tiệm nail cũ